Nếu tổ chức một cuộc bình chọn, có lẽ những chiếc túi giấy sẽ được xếp hạng là dòng sản phẩm tiện dụng nhất trong ngành in ấn. Bởi lẽ, chúng không chỉ đơn thuần là vật chứa đựng sản phẩm bên trong, mà còn giúp các cửa hàng, doanh nghiệp, công ty,… giới thiệu, quảng bá thương hiệu của mình một cách tinh tế, hiện đại và phong cách, với mức độ ảnh hưởng rộng rãi, thuyết phục hơn. Và việc lựa chọn các loại giấy in túi giấy để tạo nên sự độc nhất cũng là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp.
1. Giấy Kraft – Loại Giấy Làm Túi Giấy Có Xu Hướng Tiết Kiệm Nhất Trong Các Loại Giấy In
Giấy Kraft đã xuất hiện từ khá lâu trong đời sống của con người chúng ta, thế nhưng, chỉ đến khi in túi giấy xi măng trở thành một trong những trào lưu phát triển mạnh mẽ và rộng rãi thì chúng mới bắt đầu được biết đến nhiều hơn như một xu hướng. Nó là cách tiết kiệm nhất cho các cửa hàng, doanh nghiệp, công ty,…với vai trò là những chiếc bao bì không kém phần đẹp mắt, xinh xắn.
Định lượng: vốn là một loại giấy có tác dụng bảo vệ môi trường cao, giấy Kraft thường có định lượng là 50 gsm/m2.
Túi giấy Kraft có sẵn còn có một tên gọi khác là túi giấy tái chế. Chỉ bằng cách gọi như thế, chúng ta đã có thể hình dung được về một trong những ưu điểm hàng đầu của chất liệu giấy này. Đó chính là mức giá thành cực kỳ tiết kiệm, không có loại chất liệu nào có thể so bì được hơn.
2. Giấy Couche – Sự Chọn Lựa Sang Trọng Và Phong Cách
Trên thế giới, giấy Couche còn có tên gọi là coated art paper. Đây là một loại giấy vốn được phủ lên trên phía bề mặt bằng một lớp cao lanh hoặc một số nguyên vật liệu tương đương khác.
3. Giấy Duplex – Giá Thành Tốt Nhất Trong Các Loại Giấy In
Ngoài các loại giấy in, Duplex chính là một trong 2 sự chọn lựa hàng đầu khi có nhu cầu đặt in túi giấy của rất nhiều khách hàng.
Định lượng: Loại giấy Duplex có ưu điểm về định lượng cao, trong khoảng từ 250 đến 500 gsm/m2. Thế nhưng, trong ngành in túi giấy, nhà sản xuất chỉ thường dùng các loại từ 200 gsm/ m2 cho đến 300 gsm/m2.
Giấy Duplex có đặc điểm khá dày nhờ được cấu tạo từ 2 lớp giấy ép lại với nhau. Tuy nhiên, 2 mặt giấy này lại có thể khác nhau về màu sắc lẫn kết cấu.
4. Giấy Bristol – Giải Pháp Có Tên Gọi Hoàn Thiện
Giấy Bristol là một loại giấy bìa, không cần phải tráng phủ bởi lẽ, bản thân chúng vốn đã được cán láng hoàn thiện sẵn phía trên bề mặt. Được cấu tạo từ những lớp giấy ép chặt lại với nhau nên đặc biệt có độ nặng và cứng khá cao. Màu sắc thông dụng thường thấy của Bristol là màu trắng.
Ưu điểm của giấy Bristol là có độ dày, xốp, đồng thời hơi bóng bẩy và mịn màng phù hợp để in túi giấy đựng quà tặng. Các ưu điểm này giúp cho giấy Bristol sở hữu độ bám mực vừa đủ.
5. Giấy Fort – Cũng Không Kém Cạnh Trong Các Loại Giấy In
Giấy Fort còn được biết đến bằng một cách viết khác là Ford. Ngoài các tên gọi thông dụng trên ở Việt Nam, loại giấy này mang thêm một cái tên chuyên nghiệp trên thế giới là woodfree uncoated paper, viết tắt là WFU. Đây là một loại giấy chưa thông qua công đoạn tráng phủ nên không có độ chói.
Vốn được hình thành chủ yếu từ chất liệu bột giấy, sau đó được mang đi xử lý theo phương pháp hóa nghiền, vì vậy, những chiếc túi giấy Fort rất ít khi bị ố vàng và bảo quản được lâu hơn so với những chất liệu giấy khác tương đồng.
6. Giấy Mỹ Thuật – Sự Khác Biệt Có Thể Tạo Nên Độ Ấn Tượng
Một số loại giấy mỹ thuật quen thuộc, thường được sử dụng trong dịch vụ in túi giấy:
Giấy mỹ thuật Econo White: có đặc điểm là 2 mặt giống nhau và đều có màu trắng trơn.
Giấy mỹ thuật Koehler Canvas (được viết tắt là KO2): cũng là một loại giấy có tone nền chính trắng tinh khôi, thế nhưng, chúng lại được tô điểm thêm những đường gân nhuyên nhỏ nằm gần nhau.
Giấy mỹ thuật Koehler Pebble (viết tắt là KO4 ): đây là một loại giấy có 2 mặt khác nhau với cùng một gam nền trắng. Mặt trước bao gồm các đường gân nổi ngẫu nhiên trong khi mặt sau lại trắng và trơn.
Giấy mỹ thuật có ưu điểm đặc biệt là sở hữu nhiều màu sắc, đồng thời lại có sẵn các hoa văn và độ sần rất độc đáo và ấn tượng. Vì thế, khi sử dụng trong dịch vụ in túi giấy, nhà sản xuất chỉ cần in thêm phần thông tin mà không phải mất thêm nhiều công đoạn như những chất liệu giấy khác.
7. Giấy Ivory – Sang Chảnh, Khó Quên
Cũng là một chất liệu giấy không cần thông qua quy trình tráng phủ, giấy Ivory nổi tiếng với độ dày, cứng, đàn hồi tốt và có chất lượng cao. Màu sắc chung và phổ biến nhất của Ivory thường là trắng và các màu có độ sáng.
8. Giấy Decal – Sự Đơn Giản Nhưng Bắt Mắt
Trong các loại giấy in thì giấy Decal là sản phẩm đặc biệt, chuyên dụng hơn. Cùng so sánh cấu tạo của Decal với các loại khác như giấy couche, giấy mỹ thuật, giấy duplex, giấy bristol, giấy ivory, giấy fort thì Decal có phần hơi khác, loại giấy này có 1 mặt phủ bóng dùng để in còn mặt khác thì có 1 lớp keo dính. Nó thường được ứng dụng làm nhãn dán bao bì sản phẩm, nhãn khuyến mãi hay Poster,…
9. Giấy Bồi – Xu Thế In Túi Giấy Hiện Nay
Xét về độ cứng, giấy bồi là sản phẩm có độ dày lớn nhất trong tất cả các loại giấy in túi giấy, vì nó được ghép bởi nhiều tầng giấy khác nhau. Bạn có thể tự làm giấy bồi ngay tại nhà bằng cách sử dụng đa dạng các loại giấy như: giấy couche 300, giấy couche 200, giấy bristol 300gsm, giấy couche 150, giấy ivory 350 và một lọ keo để dính các lớp giấy với nhau. Giấy bồi được ứng dụng rất rộng rãi trong tạo hình mô phỏng các đồ vật trang trí in ấn túi giấy.
Với các loại giấy in trên tôi mong các bạn hãy lựa chọn cho mình một loại giấy chất lượng nhất để in ấn nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ in túi giấy, hãy liên hệ ngay với In Siêu Tốc qua hotline: 0903 79 68 29 – 028 39722222 hoặc đến trực tiếp văn phòng giao dịch ở địa chỉ: 198/18 Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn tại In Siêu Tốc VN: https://insieutoc.vn/cac-loai-giay-in-tui-giay/
Xem thêm:
Comentarios